Header ads

» » » Kinh nghiệm của những người sống thọ

Kinh nghiệm của những người sống thọ

= Ăn gì để sống lâu như cụ ông 113 tuổi?

Để sống 113 tuổi, cụ ông này đã lập ra cho mình một chế độ ăn nghiêm ngặt với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Ông Bernardo LaPallo ở bang Arizona (Mỹ) tới nay đã bước sang tuổi thứ 113. Ông sinh ra ở Brazil trong gia đình có nhiều người sống trăm tuổi. Tuy nhiên, ông tin rằng tuổi thọ phụ cách sống hơn là gen di truyền.
Cha ông, bác sĩ, nhà nghiên cứu về thảo mộc, khuyên Bernardo nên xây dựng chế độ ăn hợp lý để khỏe mạnh. Bernardo cũng rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và từng nghiên cứu nghệ thuật ẩm thực tại đại học nổi tiếng Sorbonne ở Paris.
Dù đã ở tuổi gần đất xa trời nhưng Bernardo vẫn có thể tự chăm sóc bản thân và đi bộ mỗi ngày. Để có tinh thần nhanh nhẹn, ông hay đọc sách và chơi giải ô chữ. Ông LaPallo lập ra một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều trái cây và rau quả, tránh các loại thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn. Ngoài ra, ông còn rất chú trọng đến 5 loại thực phẩm dưới đây và tin rằng chúng giúp ông sống khỏe, tích cực.
1. Tỏi
Hoạt chất allicin trong tỏi không chỉ tạo ra mùi riêng biệt cho loại thực phẩm này mà còn có tác dụng chống oxy hóa, chống lại tác hại của gốc tự do.
Mặc dù tác dụng trực tiếp của tỏi đối với việc kéo dài tuổi thọ con người chưa được chứng minh một cách khoa học, nhưng tỏi rất có lợi trong việc phòng các bệnh truyền nhiễm, huyết áp cao, ngăn ngừa bệnh tim, chứng cứng khớp và có thể ngừa ung thư cũng như các bệnh mãn tính khác - những nguyên nhân hàng đầu của lão hóa và tử vong.
2. Mật ong
Bernardo không ăn nhiều đường nhưng thích đồ ngọt. Do đó, mật ong là lựa chọn hàng đầu của ông. Mật ong nguyên chất được coi là một trong những siêu thực phẩm của tự nhiên. Nó chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và có tính kiềm, giúp cơ thể chống lại được các bệnh khác nhau. Các đặc tính chống nhiễm khuẩn của mật ong cũng giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng và ngăn chặn vi khuẩn có hại có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của con người.
Mật ong là chất làm ngọt tự nhiên khá lành mạnh và là một phương thuốc hiệu quả. Nó còn được sử dụng cho làn da bên ngoài, giúp da khỏe và trẻ trung.
3. Sôcôla
Bernando nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ăn sôcôla đen vì nó có hàm lượng cacao cao (ít nhất là 70%) có thể rất tốt cho bạn khi ăn ở mức vừa phải, rất giàu chất chống oxy hóa. Mặc dù chứa đường, socola vẫn là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt nhất chứa chất flavonoid chống lại bệnh tật. Nghiên cứu gần đây cho thấy flavonoid có tác dụng giảm cholesterol và huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Sôcôla đen cũng chứa polyphenol, kết hợp với chất chống oxy hóa sẽ giúp lưu lượng máu trong và xung quanh tim ổn định.
4. Quế
Quế làm giảm đường trong máu và cholesterol, điều trị viêm nhiễm và nấm men cũng như rất tốt cho việc tiêu hóa.
Quế thuộc loại gia vị có thể làm ấm, giúp tăng cường tuần hoàn máu và có tác dụng chống tắc nghẽn giúp quá trình trao đổi chất, thải độc tố ra khỏi cơ thể được diễn ra bình thường.
5. Dầu ôliu
Bernardo chia sẻ đây là thứ quan trọng trong cuộc đời ông. Đây là chất béo không bão hòa đơn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giúp bình thường hóa quá trình đông máu và có lợi cho mức insulin. Mặc dù dầu ôliu chứa lượng calo cao nhưng nếu sử dụng một cách điều độ thì đây là chiếc chìa khóa quan trọng cho sức khỏe con người.
Nghiên cứu quy mô lớn gần đây đã chứng minh công dụng chống ung thư của dầu ô liu. Lượng dầu ô liu vừa đủ có thể giảm nguy cơ ung thư vú, ruột và đường hô hấp. Tương tự như sôcôla đen, dầu ô liu rất giàu polyphenols - chất tăng sản xuất tế bào máu khỏe mạnh.
Tường Anh - Theo Zing, 20/2/2015

= Khó tin bà lão 75 tuổi trẻ như gái 30

(NLĐO) - Nhìn vẻ ngoài của nữ bác sĩ người Anh Miriam Stoppard, ai cũng nghĩ bà chỉ khoảng tầm 30. Nhưng thật ra, năm nay bà đã 75 tuổi.
Ngạc nhiên hơn, Miriam Stoppard cho biết bà chỉ thẩm mỹ mắt duy nhất 1 lần lúc 54 tuổi, sau đó không hề can thiệp “dao kéo” bất kỳ bộ phận nào khác. Thậm chí, bà không tiêm botox, không chất độn, không thẩm mỹ.
Bà nói: “Tôi luôn trung thực về tuổi tác và những hoạt động thẩm mỹ mình đã thực hiện. Các bác sĩ chỉ sử dụng kỹ thuật đặc biệt để nâng cơ mặt và căng da vùng mắt năm tôi 54 tuổi”.
May mắn thừa hưởng gien da đẹp từ cha nên Miriam Stoppard chỉ cần thực hiện chế độ làm đẹp đơn giản, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn đã trẻ trung. Miriam cho biết, các anh chị bà tuy đã 80 nhưng da vẫn rất căng đẹp. Riêng bà là bác sĩ da liễu, nên việc chăm sóc da càng dễ dàng. Ngoài ra, một “vũ khí sắc đẹp” bí mật của bà chính là cuộc sống hành phúc bên chồng, các con và 11 đứa cháu.
Miriam cho biết năm 22 tuổi, da bà bị cháy nắng dữ dội, từ đó phải bôi kém chống nắng khắp mặt, cổ và cánh tay mỗi ngày. Được biết, suốt 20 năm Miriam chỉ trung thành với một vài loại mỹ phẩm.
Bà chia sẻ: “Tôi không rửa mặt bằng xà phòng từ 15 tuổi đến nay. Xà phòng tẩy chất nhờn dưỡng ẩm cho da, khiến da dễ bong tróc và ít đàn hồi. Hàng ngày, tôi chỉ sử dụng một chiếc khăn mịn làm sạch mặt và bôi kem dưỡng ẩm chống nắng”.
Tuy nhiên, bà khẳng định vẻ đẹp phải được nuôi dưỡng từ bên trong, cụ thể là một lối sống lành mạnh và lạc quan. Giống như hầu hết các phụ nữ khác, Miriam luôn cố gắng kiểm soát trọng lượng. Mỗi bữa, bà ăn 3 loại rau và trái cây, thường xuyên tập thể dục, bơi và đi xe đạp.
Miriam hy vọng phương pháp làm đẹp và rèn luyện sức khỏe đơn giản của bà sẽ tạo cảm hứng cho hàng ngàn phụ nữ ở tuổi 70 và những người khác noi theo.
Lê Thoa (Theo Mirror)

= Bật mí chế độ ăn của cụ bà sống thọ nhất châu Âu

(TNO, 2/12/2013) Emma Morano, cụ bà cao tuổi nhất châu Âu và là người có tuổi thọ cao thứ 5 trên thế giới, đã tiết lộ chế độ ăn uống giúp cụ sống thọ.
Theo tờ La Stampa (Ý), cụ Morano, hiện 114 tuổi, tin rằng ăn một quả trứng sống hằng ngày đã giúp cụ sống lâu, cho đến nay. Cụ Morano chào đời vào năm 1899, hiện sống tại thị trấn Verbania, cách thành phố Milan khoảng 100 km. Người cao tuổi nhất châu Âu này còn tiết lộ cụ ăn bánh quy và uống sữa hoặc nước vào buổi ăn sáng.
Trong ngày, cụ thường ăn ba quả trứng (hai quả ăn sống và một quả luộc chín). Đây là thói quen được cụ duy trì từ lúc 20 tuổi và được cụ thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ. Trong bữa ăn trưa, cụ ăn món mì pasta với thịt băm nhỏ. Và cụ chỉ uống một ly sữa vào buổi tối. Bí quyết giúp cụ sống lâu còn là luôn đi ngủ trước 7 giờ tối và dậy vào lúc 6 giờ sáng hôm sau.
Huỳnh Thiềm

= Bí quyết trường thọ của những cụ già 100 tuổi

[VnExpress, 19/10/2011] - Không khuyên con cháu bỏ thuốc lá hay bia rượu để sống lâu, các cụ trăm tuổi nhấn mạnh, tinh thần và lối sống lành mạnh là quan trọng nhất; thái độ yêu thương hay thù ghét người khác cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tuổi tác.
Hành trình tìm kiếm và tôn vinh người cao tuổi do Tổ chức kỷ lục Việt Nam khởi xướng đến nay đã ghi nhận gần 100 ông bà cụ có tuổi đời từ 100 trở lên. Chia sẻ bí quyết sống trường thọ, nhìn chung các cụ đều cho biết có thói quen buổi sáng dậy sớm, tối ngủ sớm, ăn uống ít, luôn giữ tinh thần thoải mái lạc quan. Đặc biệt nhiều cụ luôn nhấn mạnh: "Sống tích phước thì trời mới cho sống lâu, chứ chỉ mình muốn đâu có được". VnExpress.net đã tìm gặp 17 cụ tuổi sống tròn một thế kỷ trở lên để lắng nghe câu chuyện của họ.
1. Cụ Lại Văn Kiều và Nguyễn Văn Hữu (100 tuổi): Sống lâu và khỏe mạnh là nhờ hàng ngày dậy sớm tập võ.
2. Cụ Võ Văn Ba (101 tuổi): Minh mẫn, có sức khỏe tốt nhờ thường xuyên đọc sách và đi bộ.
3. Cụ bà Trần Thị Hơn (100 tuổi): Luôn sống vô tư, yêu đời.
4. Cụ ông Nguyễn Văn Tứ (104 tuổi): Xem lao động là niềm vui trong cuộc sống.
5. Cụ bà Nguyễn Thị Năm (101 tuổi): Luôn giữ cho tâm hồn thanh thản.
6. Cụ bà Lưu Huê (102 tuổi): Không để lòng tức giận.
7. Cụ bà Nguyễn Thị Lý (101 tuổi): Thường xuyên ăn rau củ quả, ăn ít chất bé và đồ chiên.
8. Cụ ông Lê Văn Hòa (101 tuổi): Giữ cho thân thể cân đối, không để quá mập.
9. Cụ bà Phạm Thị Thư (109 tuổi): Không để lòng vương vấn buồn phiền.
10. Cụ Phan Thị Sáu: Tìm niềm vui từ những câu chuyện cổ tích.
11. Cụ bà Lê Thị Mười (101 tuổi): "Hóa ra ăn uống thiếu thốn lại sống lâu".
12. Nữ tu Dương Thị Chánh: Cả đời phục vụ mọi người.
13. Bà cụ Nguyễn Thị Tư: Mỗi sáng uống một tách cà phê đen với đường.
14. Cụ Lê Thị Những (109 tuổi): Ăn chay trường.
15. Cụ bà Phan Thị Buông (104 tuổi): Tìm niềm vui trong công việc từ thiện.
16. Cụ Lê Văn Khiêm (100 tuổi): "Sống khỏe mạnh nhờ làm nghề thầy thuốc".
Thi Ngoan

= Bí quyết sống lâu của vua Càn Long

Vào năm 1793, Maccater, đặc phái viên của Nữ hoàng Anh quốc, đã vượt đại châu để đến Trung Hoa yết kiến vua Càn Long. Viên sứ thần này vô cùng kinh ngạc và sửng sốt khi gặp nhà vua.
Ông đã ghi vào nhật kí công tác của mình những dòng như sau: "Hoàng đế Càn Long oai phong lẫm liệt, tinh thần sung mãn, khiêm nhường, hiếu khách. Tính tình bình dị, gần gũi với mọi người. Có ai ngờ một vị hoàng đế đã vào tuổi 83 mà lại vô cùng minh mẫn, tráng kiện. Thoạt trông chúng ta chỉ đoán Ngài ở tuổi 60".
Trong lịch sử đế chế Trung Hoa, vua Càn Long (1710-1799), sống đến 89 tuổi, làm vua được 63 năm 4 tháng, kỉ lục về số năm lên ngôi và tuổi thọ. Càn Long luôn kết hợp một cách nghiêm túc và có khoa học giữa chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi và rèn luyện võ nghệ. Bí quyết trường thọ của vua Càn Long chỉ thu gọn trong 16 chữ:
Thổ nạp phế phủ, Hoạt động cân cốt, Thập thường tứ vật, Thích thời tiến bổ
Hàng ngày, vào buổi sáng, nhà vua thường thức dậy rất sớm, trước khi ăn sáng, nhà vua bao giờ cũng chăm chỉ tập khí công dưỡng sinh, thở sâu và điều hoà, luyện mắt bất kể trời nắng hay mưa, nóng hay lạnh. Thời còn trai trẻ, nhà vua rất ham thích săn bắn. Lúc nhàn rỗi vô ưu, nhà vua thường dẫn đầu hàng trăm quân lính ngự lâm đi vào rừng săn bắn. Vó ngựa của nhà vua phóng nhanh mê mải đuổi theo những con chú rừng, quên cả sự mệt nhọc, tất cả thần thái đều hướng vào cuộc vui. Ngoài ra, vua Càn Long cũng rất say sưa luyện tập võ nghệ, xem đó là chuẩn mực của người đàn ông tang bồng chí lớn.
Đến những năm cuối đời mà dáng đi, dáng đứng của nhà vua vẫn vững chãi, đi lại nhanh nhẹn, thoăn thoắt. Mắt sáng, tai thính, gân cốt săn chắc như tuổi tráng niên. Phương trâm "thập thường", "tứ vật" được nhà vua luôn coi trọng. "Thập thường" là mười bộ phận cơ thể luôn được chú ý vận động và tập luyện như mắt, tai, mũi, mặt, răng, nước bọt, chân tay, bụng và ruột gan... "Tứ vật" là 4 điều kiêng kị như: "Thực vật ngôn", khi ăn không nói chuyện; "Ngọa vật ngữ", khi nằm không chuyện trò; " Ẩm vật tuý", uống rượu vừa sức, không được say và "Sắc vật mê", không mê đắm đàn bà và tình dục thái quá.
Nguyễn Thành Chung
Nguồn: http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=6&ID=283

Những người sống lâu thường có đặc điểm gì?

Người có tai dài một chút hay những người thường xuyên mơ là những người thuộc nhóm có tỷ lệ sống lâu.
1. Người thấp: Các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng con người luôn có một độ cao thích hợp cho việc sống lâu. Đối với nam giới độ cao này là 1,65m đến 1,68m còn đối với nữ giới là 1,59m đến 1,62m.
2. Người hơi nặng cân một chút: Một cuộc điều tra về quan hệ giữa tuổi thọ và cân nặng với 6 triệu người cho thấy, những người hơi nặng cân một chút sẽ có sức đề kháng cao hơn những người gầy bởi vậy mà họ sống thọ hơn.
3. Người có tai dài: Các chuyên gia cho rằng những người có tai dài thường sống lâu bởi thận của họ rất khỏe.
4. Người có vòng eo nhỏ: Hơn 95% những người sống trên 75 tuổi đều là những người có vòng eo nhỏ và ít mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
5. Người là con đầu lòng: Một cuộc điều tra tại Trung Quốc cho thấy con đầu lòng và con thứ hai thường có tuổi thọ cao nhất. Trong số những người có tuổi thọ trên 90% thì số người là con đầu lòng và con thứ hai chiếm 60,6%, còn tuổi thọ trên 100 tuổi lại chiếm 77,3%.
6. Người thường xuyên mơ: Nghiên cứu của Nhật Bản chỉ ra rằng hypnosis chính là nhân tố ảnh hưởng đến các giấc mơ của con người. Những người thường xuyên mơ do tác động của hypnosis rất dễ sống lâu.
7. Người có nhóm máu B: Những người có nhóm máu B thường rất ung dung, tự tại, tính tình hòa nhã . Những người có nhóm máu B chiếm 83% trong số những người sống lâu./.
Lan Phương (Vietnam+)

= Bà cụ 45 năm không ăn cơm

Sau cơn bạo bệnh, bà cụ biến đổi lạ thường. Bà ăn cơm vào lại nôn ra, ruột đau như cắt… quá sợ hãi, từ đó bà không đụng tới hạt cơm.
Đó là bà Nguyễn Thị Lúa (74 tuổi, ngụ ấp Danh Tấm, Hậu Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long). Trước đó, năm 27 tuổi, bà bị bệnh đau dạ dầy hành hạ, tưởng đâu khó qua.
Hai năm sau, bà khỏi bệnh một cách kỳ diệu nhưng bù lại ăn cơm vào chát đắng như nuốt vỏ cây. Mới đầu tưởng bệnh cũ hành nên người nhà nấu cháo, nhưng ăn xong bà cũng bị nôn ói ra. Rồi lần cuối cùng ăn cơm bị nôn đến sặc sụa suýt chết, từ đó bà không dám ăn cơm nữa.
Mỗi khi đói, bà Lúa hái vài trái cóc ổi ăn, uống vào mấy ly nước lọc có cảm giác no… như đang ăn cơm. Thế là, cứ tới giờ ăn, bà lại ra vườn hái vài đọt rau, ít trái cây ăn thay cơm cháo. Dù ăn uống khác thường như vậy nhưng sức khỏe bà Lúa vẫn bình thường, thậm chí còn khỏe hơn so với người cùng lứa tuổi. Lâu dần lối xóm biết chuyện mỗi khi đãi tiệc, làm đám… họ lại làm sẵn tô mì, đĩa trái cây cho bà dùng.
Từ ngày thay đổi “thực đơn” ăn uống, bà cụ 74 tuổi sống khỏe, ít khi đau ốm như các người về già, dáng như người 50 tuổi, da mặt chưa trổ đồi mồi, mái tóc vẫn đen dài… trong khi ở cái tuổi này, nhiều người đã lọm khọm, mắt kém.
Hàng chục năm nay, bà chỉ ăn trái cây, rau và uống nước nhưng rất khỏe
Bà Lúa kể: “Người cô thon gầy, da dẻ trắng tươi, tóc đen mướt. Mấy cô gái không biết tưởng cô kiêng ăn giữ eo nhưng tới khi nghe láng giềng nói cô tu đạo không lập gia đình bị bạo bệnh không ăn cơm họ mới hết xì xầm. Họ biết người tu hành ai để ý chuyện đẹp xấu”.
Một “bí quyết” khác giúp bà Lúa mạnh khỏe, trẻ lâu đó là bà không màng bon chen bạc tiền, công danh… nên đầu óc luôn thảnh thơi. Cuộc sống khó khăn nhưng bà quan niệm, trời cho bấy nhiêu cứ hưởng không nên buồn rầu, sầu não. Đói thì chạy ra vườn bẻ rau, hai trái, mua vài củ khoai ăn no lòng. Từ năm 50 tuổi trở đi, bà càng ít ăn, có hôm chỉ ăn đĩa rau luộc, hai củ khoai là no hơi nguyên ngày… Bây giờ tuổi cao nhưng bà ngồi xe đò đi hàng trăm cây số vẫn không bị nhức mỏi tay chân.
Ấp Danh Tấm miệt quê, nhà nhà cách nhau vài cái hàng rào, ai sống ra sao bà con đều rõ như lòng bàn tay câu chuyện của bà. Bởi vậy khi chúng tôi buột miệng thăm dò liệu bà Lúa có dối gian chuyện không ăn cơm không thì họ nhíu mày nhăn mặt liền, những người lớn tuổi như cụ ông tên Thành (80 tuổi) nhà cách bà Lúa vài căn mắng: “Hỏi chi mà ác nhơn thế. Cô Lúa là người tu đạo, hiền lương đâu lừa dối ai. Cô hay qua nhà lối xóm phụ này kia, làm mệt lắm nhưng uống ly nước lọc hay ăn chút gì đó là xong, không đói như người thường”.
Bà con lối xóm bảo bà hiền lành lắm có lẽ đó mà trời thương nên không tốn tiền mua cơm gạo! Họ cũng cho biết bao năm qua chưa ai từng nghe bà lợi dụng chuyện không ăn cơm kỳ lạ để làm chuyện mê tín.
Bà Lúa boăn khoăn hỏi chúng tôi liệu có nhà khoa học nào chịu nghiên cứu vì sao không ăn cơm mà vẫn khỏe như người thường. Thâm chí còn khỏe mạnh hơn, tất cả chỉ bắt đầu sau khi bà bạo bệnh…
HOÀI GIANG – ĐÔNG NHI - Theo Bưu Điện Việt Nam, 19/2/2011

= Người phụ nữ 10 năm không ăn cơm

[VnExpress, 3/4/2012] – Bà là Võ Thị Huệ Thu, 49 tuổi, ở ấp Đông, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang). Thực phẩm hằng ngày của bà là trái cây, nước lã, nước dừa, chủ yếu là chuối, đọt lang luộc, rau sống.
Dù đã gần 50 tuổi nhưng da dẻ của bà vẫn còn hồng hào, ít nếp nhăn. Bà Thu kể: “Cách đây gần 10 năm tự nhiên tôi bị đau một bên đầu lan xuống đến tay chân nhức mỏi. Chồng đưa tôi đi điều trị khắp nơi nhiều tháng trời nhưng không khỏi. Mỗi lần ăn cơm vào thì bị nghèn nghẹn ở cổ nuốt không vô. Rồi từ đó tôi không thích ăn cơm nữa nên chuyển sang ăn chuối, rau, thỉnh thoảng ăn bún”.
Nhưng khi ăn bún vào cơ thể cũng cảm thấy khó chịu nên bà Thu cũng bỏ luôn mà chuyển hẳn sang trái cây và rau xanh, sức khỏe cũng dần hồi phục nên không chạy chữa gì nữa.
Ông Bé Sáu, chồng bà, thổ lộ: “Đưa vợ tôi đi điều trị rất nhiều bệnh viện, các bác sĩ cho là rối loạn tiêu hóa cho thuốc uống kèm thuốc giảm đau nhưng không hết bệnh. Bà con nghi ngờ vợ tôi mắc bệnh này bệnh nọ, chỉ đâu đi đó tốn kém tiền của mà bệnh tình vẫn không khỏi. Từ khi ăn trái cây, uống nước dừa thì thấy sức khỏe hồi phục nhưng vợ tôi rất ít ngủ và chỉ thích ngủ một mình”.
Những người hàng xóm cũng xác nhận từ lâu lắm rồi không thấy bà Thu ăn cơm. Chị Nguyễn Thị Hằng, người gần nhà bà Thu, cho biết thỉnh thoảng thấy bà mua về ít trái cây, chủ yếu là chuối để ăn. Dù không ăn cơm nhưng thấy bà Thu vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, đảm đang việc nhà.

= Cụ bà gần 50 năm không cần ăn cơm

Sau gần 50 năm không ăn hạt cơm nào nhưng cụ bà vẫn sống bình thường như bao người khác. Thức ăn chính của cụ được thay bằng vài ba củ khoai hay ít ngô.Nhiều người lấy làm ngạc nhiên trước khả năng kỳ lạ của bà, thế nhưng hai năm trở lại đây, cụ bà lại đòi ăn cơm trở lại trước sự hoài nghi của người dân trong làng.
*Sau gần 50 năm chỉ biết đến ngô và sắn, cụ bà Nguyễn Thị Vưng (94 tuổi) lại đòi ăn cơm trước sự ngạc nhiên của gia đình và những người xung quanh
Không tin trước sự việc kỳ lạ đó, mấy ngày nay có rất nhiều người dân hiếu kỳ tập trung tại nhà cụ để tận mắt nhìn thấy người đàn bà kỳ lạ.
Từ trung tâm thị trấn Lạt, men theo đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 20 km, chúng tôi tìm về nhà cụ bà đặc biệt theo như lời giới thiệu của một người bạn. Khi vào đến trung tâm xã Nghĩa Bình, chỉ cần hỏi tên, người dân đã chỉ rành rọt đường vào nhà cụ. Khả năng kỳ lạ của cụ bà là từ khi mang thai đứa con út, bà bỗng dưng không ăn được cơm, dù chỉ ăn một hạt hay ngửi thấy mùi cơm là người bà đã lên cơn co giật. Gần 50 năm trôi qua, những thói quen của cụ không còn lạ gì với con cháu, thế nhưng hai năm lại đây cụ bà không thể ăn một hạt cơm ngày nào nay bỗng dưng thèm cơm trở lại. Đó là cụ Nguyễn Thị Vưng (còn gọi là bà Văn), (94 tuổi) trú tại xóm 3, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, Nghệ An.

Gần 50 năm không ăn hạt cơm nào
Cụ bà Nguyễn Thị Vưng, sinh năm 1918 trong một gia đình thuần nông ở vùng đất Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, tỉnh nghệ An. Năm 1964, cụ Vưng mang thai đứa con út và cũng trong năm nay, gia đình bà chuyển tử Diễn Châu lên vùng đất Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ để xây dựng kinh tế mới. Một điều đặc biệt là từ khi mang thai, cụ Vưng không hề ăn một hạt cơm nào, nếu như không nói là không thể ăn được, bởi cứ ngửi thấy mùi cơm là cụ Vưng lại có hiện tượng nôn, ói. Gia đình cụ lúc đó nghĩ hiện tượng nghén bình thường của người khi mang thai nên cũng không quan tâm gì nhiều. Cả gia đình mong đến lúc sinh xong thì cụ Vưng lại có thể ăn cơm bình thường.
Kể từ đó, thức ăn hàng ngày của cụ Vưng là củ khoai, hạt ngô, còn thực phẩm thì cụ chỉ ăn được cá và rau xanh chứ không hề đụng vào một miếng thịt. Sau đó, cụ Vưng trở dạ sinh đứa con út, cả gia đình vui mừng khi mẹ tròn con vuông. Tuy nhiên trong suốt thời gian ở cữ cụ Vưng vẫn không thể ăn được cơm. Có thể nói rằng, lúc bấy giờ cơm là kẻ thù số 1 của cụ bà, vì chỉ cần ngửi thấy mùi cơm là y như rằng cụ lên cơn co giật rất đau đớn. Lo lắng cụ bà bị bệnh lạ gì nên gia đình đưa cụ đi khám tại bệnh viện huyện Diễn Châu cũng như bệnh viện huyện Tân Kỳ nhưng không nơi nào phát hiện bà mang bệnh gì.
Năm lần bảy lượt đến bệnh viện, ông bà lại trở về với kết luận sức khoẻ bình thường. Không phục với kết quả đó, gia đình bà chuyển sang chữa bệnh bằng cây thuốc nam hễ nghe ai nói có thầy lang nào giỏi lại lên đường lặn lội mời về tận nhà xem bệnh cho bà, nhưng rồi các thầy lang đó cũng lắc đầu chịu thua khi không rõ thực hư bà mang bệnh gì mà lại có những triệu chứng khác người như vậy.
Kể từ đó, gia đình mới chấp nhận sống chung cùng căn bệnh của bà, hàng ngày, khi gia đình quây quần ăn cơm thì bà Vưng chỉ biết ăn sắn, ăn khoai. Nhưng củ sắn, hạt ngô cũng phải được nấu riêng, bởi nếu cho vào nồi cơm để hấp chín, khi bà ăn vào bà lại lên cơn co giật. Gần 50 năm không ăn hạt cơm nào nhưng sức khoẻ của cụ Vưng vẫn rất bình thường. Mỗi buổi ra đồng, bà chỉ cần mang theo vài ba củ khoai là có thể làm suốt mà không cần nghỉ. Năm 1993, khi cụ ông mất đi, khi đó cụ Vưng đã 75 tuổi, cụ chuyển về sống cùng người con trai cả là ông Cao Văn Huân. Ông Huân chia sẻ: “Dù không đếm xỉa đến hạt cơm nào, có ăn ngô, ăn khoai nhưng sức khoẻ của cụ vẫn rất tốt, chỉ cần một sơ suất nhỏ để cụ ngửi thấy mùi cơm, khi cụ lên cơn co giật thì thanh niên trai tráng còn không dữ được”.
Có chế độ ăn khác người, bởi con người bình thường thì không thể nhịn cơm được quá một tuần, nhưng cụ Vưng lại không ăn cơm trong gần 50 năm. Hàng ngày, những giờ cơm của gia đình luôn được chia làm hai kiểu khác nhau. Một bên ăn cơm bình thường và một bên chỉ ăn khoai, thỉnh thoảng cụ bà có ăn thêm cá. Hiện nay, 8 người con của cụ đã trở thành ông thành bà, cô con gái út đã gần 50 tuổi rồi mà cụ bà vẫn không thể ăn cơm lại bình thường, cụ Vưng có ít nhất khoảng 50 người cháu, chắt.

Bỗng dưng đòi ăn cơm trở lại
Dù đã ở tuổi “bách niên giai lão”, nhưng cụ vẫn có thể tự đi lại và tự sinh hoạt bình thường. Điều đặc biệt hơn là hai năm trở lại đây, cụ Vưng bỗng dưng đòi ăn cơm trở lại, quá ngạc nhiên với thay đổi khác lạ đó, ông Huân (64 tuổi) con trai trưởng của cụ cho biết: “cụ đã không ăn hạt cơm nào kéo dài gần 50 năm qua, bỗng nhiên vào một ngày cuối năm 2010, cụ bà lại đòi ăn cơm, lúc đó cả nhà đều ngạc nhiên và tôi lo sợ sự thay đổi đột ngột của bà có thể là điềm báo để bà cụ ra đi nên lúc đó tôi đã không dám cho cụ ăn cơm ngay, mà tôi đã gọi con cháu đến họp bàn có nên cho bà ăn cơm trở lại, cuối cùng thì mọi người thống nhất để bà cụ ăn cơm lại như người bình thường kẻo sau này có chuyện gì gia đình lại hối hận”.
Gia đình nhìn cụ ăn những miếng cơm rất ngon lành, nhưng ai nấy đều lo sợ, những ngày đầu tất cả con và cháu đều túc trực để theo dõi những biểu hiện của cụ. Thế nhưng những hôm về sau, sức khoẻ của cụ vẫn rất tốt nên gia đình mới thực sự yên tâm. Vậy là trong suốt gần 50 năm không thèm đếm xỉa đến cơm, nay cụ Vưng lại ăn được cơm bình thường, và các thực phẩm như thịt, và các loại khác cụ đã ăn lại được bình thường dù lúc trước không ăn cơm cụ không ngửi nổi mùi của những thực phẩm đó.
Trước sự việc kỳ là của cụ Vưng, ông Nguyễn Thanh Bích, chủ tịch xã Nghĩa Dũng cho biết: “Thời gian gần đây, có rất nhiều người tìm gặp hoặc gọi điện về hỏi thăm và xác minh thông tin về cụ bà gần 50 năm không ăn hạt cơm nào nhưng giờ bỗng dưng ăn trở lại, chúng tôi cũng rất ngạc nhiên về việc cụ bà không ăn cơm nhưng vẫn sống mạnh khoẻ. Bên chính quyền cũng đã động viên gia đình cố gắng chăm sóc tốt sức khoẻ của cụ Bà”.
Trước sự thay đổi kỳ lạ của cụ bà, người dân trong vùng rất lấy làm ngạc nhiên, ban đầu khi cụ gần 50 năm không ăn cơm đã khiến nhiều người hoài nghi và cho rằng đó là khả năng đặc biệt của cụ. Nhưng đến nay, khi đã 94 tuổi, cụ Vưng bỗng dưng quay lại thói quen trước khi cụ vẫn còn trẻ và sức khoẻ của cụ Vưng vẫn duy trì rất tốt. Vì thế, trong làng ngoài xã ở đâu cũng râm ran câu chuyện của cụ, nhiều người còn cho rằng đây là chuyện lạ rất hiếm gặp ở Việt Nam.
Theo An ninh thủ đô
Ngọc Sơn tổng hợp
Chuyên mục: Sức khỏe chung, Bí quyết sống lâu (Blog)
Cập nhật: 26/2/2015

About Unknown

Bạn thực sự mong muốn 1 điều gì đó tốt nhất cho sức khỏe của bạn, ban đang gặp phải những rắc rối về sức khỏe khi xã hội càng ngày càng phát triển và thay vào đó chất độc cũng càng ngày được con người sử dụng vào mục đích tiền bạc...bạn hãy yên tâm về sản phẩm mà dlc việt nam phân phối tại thị trường Việt Nam
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply