Header ads

» » Tác hại của tai nghe nhạc bạn cần biết

Tác hại của tai nghe nhạc

= Nghe nhạc quá to, hơn 1 tỷ người có nguy cơ mất thính giác
(VTV.vn, 28/2/2015) - Tổ chức Y tế thế giới WHO vừa đưa ra cảnh báo, hơn 1 tỷ người sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất đi thính giác vĩnh viễn do âm thanh quá to từ máy nghe nhạc cầm tay.
Theo WHO, tai người có thể chịu được âm lượng 85 đề-xi-ben, tương đương tiếng ồn khi giao thông đông đúc, trong vòng 8 giờ.
Tuy nhiên, một nửa số người trong độ tuổi 12 tới 35 trên thế giới đang đặt âm lượng của các thiết bị nghe nhìn ở mức không an toàn.
Các chuyên gia cho biết, nếu một người nghe nhạc 30 phút mỗi ngày ở mức 95 đề-xi-ben thì sau một vài năm, thính giác sẽ bị tổn thương vĩnh viễn. WHO cũng đưa ra khuyến cáo người dùng chỉ nên giới hạn sử dụng các thiết bị nghe nhìn cá nhân 1 giờ đồng hồ mỗi ngày để bảo vệ đôi tai của mình.

= Những tác hại của tai nghe đối với sức khỏe

Tai nghe là một món đồ tiện ích rất nhỏ nhưng có một danh sách dài những tác dụng phụ khi sử dụng chúng và danh sách này đang tăng lên mỗi ngày. Chúng ta thấy nhiều người đeo tai nghe khi đi dạo, trong đó có cả chúng ta.
Công nghệ đang cải tiến từng ngày nhưng sự tiến bộ đang khiến cho nhiều người trong chúng ta bị mắc kẹt trong sự tiện nghi và xa hoa, nó đặt ra rất nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe của chúng ta. Một thiết bị công nghệ ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của chúng ta đó là việc sử dụng tai nghe và headphone. Có nhiều người sử dụng tai nghe mà không biết đến những vấn đề sức khỏe mà chúng có thể gây ra. Những người sử dụng tai nghe thật sự đang đặt thính giác của họ vào vòng nguy hiểm.
Tai nghe là một món đồ tiện ích rất nhỏ nhưng có một danh sách dài những tác dụng phụ khi sử dụng chúng và danh sách này đang tăng lên mỗi ngày. Chúng ta thấy nhiều người đeo tai nghe khi đi dạo, trong đó có cả chúng ta. Tai nghe không chỉ ảnh hưởng đến người sử dụng mà còn tác động đến cả môi trường xung quanh. Điều này thật khó tin nhưng đó lại là sự thật.

A/ Những rủi ro của việc sử dụng tai nghe
1/ Các biến chứng về thính giác hay bệnh mất thính lực
Khi sử dụng tai nghe, âm thanh sẽ đi trực tiếp đến tai. Âm thanh này không nên vượt quá 90 Decibel. Bất kì âm lượng nào trên ngưỡng này sẽ tác động đến thính giác. Tốt nhất không nên sử dụng tai nghe liên tục trong hơn 15 phút. Có mọt mối đe dọa về nguy cơ mất đi thính lực nếu vượt quá ngưỡng này. Vì vậy nếu bạn phải sử dụng tai nghe thì nhớ rằng thỉnh thoảng phải cho tai nghỉ ngơi.

2/ Các bệnh nhiễm trùng tai do sử dụng tai nghe
Bạn có dùng tai nghe cá nhân hay chia sẻ chúng với gia đình và bạn bè? Việc chia sẻ tai nghe với những người khác rất phổ biến nhưng liệu việc này có thật sự an toàn? Không phải vậy, dùng chung tai nghe với những người khác chắc chắn không an toàn vi vi khuẩn từ tai của người khác sẽ di chuyển sang tai của bạn và gây ra các bệnh lây nhiễm. Vì vậy, lần sau hãy nhớ rằng đừng dùng chung tai nghe với bất cứ ai.

3/ Làm tắc nghẽn ống dẫn khí
Có rất nhiều công ty sản xuất tai nghe, họ luôn đảm bảo rằng chất lượng âm thanh rõ ràng và thuận tiện cho những người sử dụng chúng. Để nghe được tốt nhất bạn sẽ phải chèn tai nghe trực tiếp vào ống tai và điều này sẽ gây ra sự tắc nghẽn của ống dẫn khí. Từ đó gây ra các bệnh lây nhiễm trong tai, ráy tai và cuối cùng là mất đi thính lực.

4/ Những tác dụng phụ đối với não bộ
Tai nghe và headphone phát ra các sóng điện từ, nó được chứng minh là rất nguy hiểm cho não bộ của con người. Tuy nhiên, không có nghiên cứu hay bằng chứng nào có thể chứng minh được điều này. Nhưng những người sử dụng tai nghe, bluetooth và headphone hàng ngày thường có xu hướng gặp phải các vấn đề liên quan đến não bộ.
5/ Đau dữ dội trong tai
Những người sử dụng tai nghe và headphone thường xuyên thường tới gặp bác sĩ và phàn nàn về cơn đau tai dữ dội. Bạn sẽ cảm thấy một vài âm thanh kì lạ và khác thường ở bên trong tai. Bạn cũng sẽ cảm thấy tê ở trong tai. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sử dụng quá nhiều tai nghe sẽ dẫn đến cảm giác tê và đau bên trong tai.

B/ Những lưu ý khi sử dụng tai nghe:
Sau bài viết này chắc chắn bạn sẽ thấy sợi hãi khi sử dụng tai nghe thường xuyên. Sau đó bạn sẽ muốn thưởng thức âm nhạc ưa thích của mình và điều này là bắt buộc đối với một số người.
Đối với tất cả những người bị nghiện sử dụng nút bịt tai thì dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp họ tránh khỏi những nguy hại về sức khỏe trong khi vẫn sử dụng tai nghe.
Ngừng sử dụng loại tai nghe nhỏ phong cách vì chúng xâm nhập trực tiếp vào ống tai. Sử dụng loại tai nghe lớn hơn.
-Lúc nào cũng nên sử dụng tai nghe cá nhân. Không dùng chung với người khác , ngay cả những thành viên trong gia đình.
-Nếu tai nghe của bạn có lớp vỏ bằng cao su hoặc bọt biển thì hãy cố thay chúng ít nhất một lần một tháng.
-Không nghe nhạc với âm thanh lớn. Cố gắng giữ nó ở mức càng thấp càng tốt.
-Tránh dùng tai nghe khi bạn dang di chuyển vì bạn sẽ làm tăng âm lượng do những âm thanh náo động xung quanh bạn và điều đó rất có hại.
-Cố gắng cho tai nghỉ ngơi 15 phút một lần.
Sự cải tiến về tiện ích và công nghệ đáng ra nên làm cho cuộc sống thú vị và đơn giản chứ không phải là những cái giá về sức khỏe. Khi bạn sử dụng chúng dưới mức giới hạn, chắc chắn bạn sẽ có được chất lượng âm thanh tốt. Điều quan trọng đó là phải hiểu được “Bao nhiêu là quá nhiều?”
Theo Zing, 25/2/3015

= Nguy hiểm khi thường xuyên đeo tai nghe

[Megafun.vn, 30/1/2015] - Bác sĩ Đỗ Hồng Giang, Phó khoa thính học, bệnh viện Tai mũi họng Tp.HCM cho hay, nếu trước đây chứng lão thính xuất hiện ở những người già trong độ tuổi 60, thì nay lão thính đang trẻ hoá từ độ tuổi 30 – 40, trong đó có nguyên nhân nghe nhạc bằng tai nghe.

1. Viêm tai ngoài
BS. Từ Tấn Tài - Chuyên khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, tác hại đầu tiên của việc đeo tai nghe thường xuyên là viêm tai ngoài. Nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh đầu tai nghe không tốt gây ẩm ướt, bẩn do mồ hôi, do tì đè quá nhiều vào da ống tai. Cần chú ý điểm này nhất là những ngày hè nắng nóng cơ thể tiết nhiều mồ hôi làm bẩn đầu tai nghe.
Bên cạnh đó, việc dùng chung tai nghe với người khác cũng có thể là mối nguy hại cho sức khỏe của bạn vì chúng có thể làm lây nhiễm vi khuẩn giữa những người cùng dùng chung tai nghe với nhau. Qua đó, vi khuẩn, nấm… có điều kiện “đi du lịch” trong ống tai và gây viêm nhiễm cho tai.

2. Suy giảm thính giác
Theo giải thích của bác sĩ Đỗ Hồng Giang, một sự vang âm quá mạnh trong ốc tai (các tế bào của tai) sẽ gây ra trạng thái kích thích, hậu quả là làm mệt thính giác. Nhiều bạn trẻ đeo tai nghe liên tục trong nhiều giờ, thậm chí đeo cả trong lúc ngủ nhiều ngày liền sẽ dẫn đến hậu quả là mất thính giác đối với những tần số cao.
Cũng theo bác sĩ Đỗ Hồng Giang, sức nghe của tai sẽ giảm nếu mọi người tiếp xúc với âm thanh có cường độ 85– 90db liên tục trên hai giờ/ngày và kéo dài một đến hai năm. Hiện hầu hết các máy nghe nhạc đeo tai đều có công suất cực đại đến 120db, gây ra nhiều áp lực âm thanh trực tiếp đến tế bào thần kinh.
Một nguy hiểm là bệnh nhân không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải vài năm mới nhận ra. Bởi vnghe âm lượng lớn bằng tai nghe thường xuyên khi bỏ tai nghe ra sẽ khó nghe tiếng nói thường. Lâu ngày làm điếc tai do âm thanh. Giống như bệnh điếc nghề nghiệp: ở những người nhạc công, DJ hay công nhân vận hành máy móc phát ra tiếng ồn lớn.
3. Gây ra những cơn đau tai
Những người sử dụng tai nghe quá thường xuyên phải thường thấy xuất hiện những cơn đau dữ dội trong tai. Ngoài ra, bạn còn có thể nghe thấy những âm thanh khác lạ tựa như tiếng ù ù trong tai, hoặc có cảm giác tai bị tê cóng.
Cụ thể là khi đeo tai nghe lâu (đặc biệt là tai nghe EP – earphone) khi bỏ ra có thể nhức đầu, hoa mắt, mệt mỏi, các triệu chứng này chỉ ở mức độ nhẹ và thoáng qua nhưng chắc chắn sẽ trở lại nặng hơn. Nếu vẫn tiếp tục nghe EP nhiều thì tai sẽ bị chấn thương âm thanh cấp tức chóng mặt nhiều, ù tai dữ dội, nhức đầu, thậm chí giảm thính lực nhiều . . .
Ngọc Sơn tổng hợp
Chuyên mục: Sinh họat
Cập nhật:  28/2/2015

About Unknown

Bạn thực sự mong muốn 1 điều gì đó tốt nhất cho sức khỏe của bạn, ban đang gặp phải những rắc rối về sức khỏe khi xã hội càng ngày càng phát triển và thay vào đó chất độc cũng càng ngày được con người sử dụng vào mục đích tiền bạc...bạn hãy yên tâm về sản phẩm mà dlc việt nam phân phối tại thị trường Việt Nam
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply